Máy gia công định hình chấn là gì? Cấu tạo của máy ra sao? Có những loại máy chấn nào trên thị trường? Cùng tìm hiểu xem nhé!
Tạo hình kim loại dễ dàng với máy chấn
Máy gia công định hình chấn hay còn được gọi là máy chấn, là thiết bị uốn ép các thanh kim loại, tấm kim loại thành các hình dáng theo yêu cầu. Máy tác động một lực ép lớn thông qua chày (lưỡi chấn) phía trên và cối phía dưới có hình dạng và kích thước như biên dạng của chi tiết cần được gia công.
Máy chấn còn có nhiều tên gọi khác như máy uốn hình kim loại dạng tấm, máy dập hình, máy dập hình thủy lực, máy uốn hình, máy uốn hình thủy lực. Máy chấn được xem là một trong những thiết bị cần thiết và xuất hiện nhiều trong các nhà máy, xưởng sản xuất vật liệu xây dựng hoặc gia công cơ khí, đóng tàu, chế tạo máy,...
Cấu tạo cơ bản của một máy gia công định hình chấn
Một máy chấn cơ bản sẽ bao gồm 4 phần: Cơ khí, thủy lực, điện, điều khiển, cụ thể như sau:
- Bộ phận cơ khí
Bộ phận cơ khí chính là khung xương của máy, cần phải có sự cứng cáp và vững chắc, bao gồm các thành phần sau:
+ Khung thân máy chấn có kết cấu bằng các tấm kim loại hàn liên kết để tăng độ cứng chắc cho máy.
+ Bàn đỡ phôi, khung giá đỡ phía trước.
+ Thiết bị cảnh báo.
+ Công tắc đạp dùng trong trường hợp khẩn cấp.
+ Đèn cảnh báo dừng: Gồm đèn báo tiêu chuẩn bình thường và đèn báo chớp nhanh.
+ Bảo vệ.
Máy chấn thường được sử dụng trong gia công định hình
- Hệ thống điện
Để máy có thể hoạt động tốt cần phải được cấp nguồn điện, thường là nguồn điện 3 pha 50HZ 380V. Nguồn điện không chỉ cung cấp cho động cơ chính mà còn cấp cho cả servo điều khiển chiếu sáng, điều khiển thiết bị phía sau.
- Hệ thống thủy lực
Tất cả động cơ điện hoặc van, bơm dầu đều được nối với thùng chứa dầu. Do đó, để tiết kiệm năng lượng và tăng độ chính xác của thanh trượt chấn thì cần phải đổ đầy dầu trong thùng, nhất là khi thanh trượt đang đi xuống.
Hệ thống thủy lực của CNC cần phải tự động hóa và đạt chuẩn hóa tối ưu. Khung phải có sự chắc chắn và nên tích hợp thùng dầu để tiết kiệm diện tích. Hệ thống có 2 van dùng để cấp dầu ở giữa, được kết nối thông qua một bộ phận phân phối lắp trong cụm van. Bộ phận áp suất gồm 2 van xả và 1 van điều áp.
Hệ thống thủy lực có 3 khối, khối điều khiển sẽ kết nối đối xứng với xi lanh dầu. Van có gờ nối sẽ được lắp vào cụm van thông qua ống dầu mà kết nối với thùng chứa. Các van sẽ tập trung trong một khối điều khiển. Nhờ đó mà các thanh trượt di chuyển nhanh hơn hoặc chậm lại theo yêu cầu sử dụng.
- Bộ phận điều khiển NC/CNC
Được ví von như não bộ của thiết bị, bộ phận này có module hỗ trợ chẩn đoán của người vận hành được tốt hơn, màn hình của máy sẽ giúp tìm được giải pháp từng bước khi vận hành.
Dựa trên đặc điểm cấu tạo và phương thức hoạt động, máy chấn được chia thành các loại như sau:
- Máy chấn cơ khí: Máy chấn cơ khí là máy chấn thủ công mà bạn thường thấy. Khung trên của máy được chuyển động thẳng đứng nhờ vào cơ cấu chuyển động quay của 1 bánh đà.
- Máy chấn khí nén: Khung trên của máy nén sẽ chuyển động thẳng đứng với thanh dẫn hướng. Khung máy di chuyển lên xuống nhờ vào cơ cấu xi lanh khí nén cùng với khí nén để tạo áp lực.
- Máy chấn thủy lực: Là dòng máy phổ biến, được người tiêu dùng đánh giá cao ở hiệu quả cũng như cách thức hoạt động đơn giản của máy.
- Máy chấn điện servo: Máy sẽ được điều khiển bởi một hệ thống động cơ motor servo.
- Máy chấn CNC: Là loại máy gia công định hình mới và hiện đại nhất, được nhiều nhà máy trang bị sử dụng.
Với những thông tin trên, nếu bạn còn thắc mắc hãy gọi hotline: 0903 90 20 40 - 0903 33 20 40 để được hỗ trợ.
ĐỔI SẢN PHẨM CŨ
LẤY SẢN PHẨM CHẤT LƯỢNG
CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG
NHIỆT TÌNH VÀ CHU ĐÁO
SẢN PHẨM ĐA DẠNG
VÀ PHONG PHÚ