Máy ép thủy lực được sử dụng trong nhiều thiết bị máy móc, phương tiện giao thông, gia công cơ khí và nhiều lĩnh vực khác của đời sống.
Máy ép thủy lực
Để đánh giá một máy ép thủy lực có phù hợp với nhu cầu làm việc của mình hay không, bạn hãy dựa vào những yếu tố sau đây:
- Hành trình xi lanh
Hành trình xi lanh là kết quả của chiều dài xi lanh khi đẩy ra tối đa và chiều dài của ty xi lanh khi được rút về ngắn nhất. Có thể hiểu một cách đơn giản hành trình xi lanh là chiều dài của ty ben khi được đẩy ra. Những loại máy ép thủy lực có hành trình xi lanh càng lớn thì mức giá sẽ càng cao.
- Áp lực
Áp lực là áp lực tối đa mà máy ép thủy lực có thể tạo ra mà vẫn đảm bảo an toàn và hoạt động bình thường. Khi hoạt động bình thường, máy ép thủy lực chỉ có áp lực khoảng vài atm nhưng khi xi lanh bắt đầu thực hiện hoạt động nén, áp suất sẽ tăng lên cực kỳ lớn. Áp suất đo được khi máy làm việc được gọi là áp lực làm việc.
- Kích thước bàn làm việc
Cần phải quan tâm chiều dài và chiều rộng của bàn làm việc của máy ép thủy lực. Để chọn được một chiếc máy ép thủy lực thích hợp, phù hợp với nhu cầu thì kích thước bàn làm việc là một trong những yếu tố cần phải quan tâm.
- Hành trình của máy
Hành trình của máy ép thủy lực là khoảng hở của máy được xác định từ bàn ép máy đến đầu ty ben khi đầu ty đang đang được rút về hết toàn bộ.
- Lực ép
Trong điều kiện áp suất an toàn, lực ép tối đa được thực hiện sẽ được coi là lực ép của máy. Phương pháp tính lực ép của máy ép thủy lực sẽ là: S lòng xi lanh mm) x áp suất (atm) / 1000.
- Tốc độ ép của xi lanh
Tốc độ ép của xi lanh được phân thành 3 loại như sau:
+ Tốc độ ép khi không tải: Tốc độ ép của ben khi chưa thực hiện ép
+ Tốc độ rút lên của xi lanh: Ty xi lanh càng lớn thì khi rút lên tốc độ sẽ càng nhanh.
+ Tốc độ ép khi có tải: Đây là tốc độ của máy ép thủy lực đo được khi ben đã chạm vào vật cần ép. Khi đó, áp suất máy tạo ra sẽ tăng lên và tốc độ ép sẽ giảm xuống.
Máy ép thủy lực chia thành nhiều loại khác nhau
Máy ép thủy lực đa dạng về mẫu mã, công suất, kích thước,... Tuy nhiên để phân loại, thông thường sẽ dựa trên các yếu tố như công suất, cách vận hành, vật liệu ép hoặc cấu tạo máy.
- Phân loại dựa theo cách vận hành
+ Máy ép thủy lực vận hành bằng tay
+ Máy ép thủy lực vận hành bằng điện
- Phân loại theo công suất
+ Máy ép thủy lực mini
+ Máy ép thủy lực 5 tấn
+ Máy ép thủy lực 10 tấn
+ Máy ép thủy lực 20 tấn
+ Máy ép thủy lực 30 tấn
+ Máy ép thủy lực 50 tấn
+ Máy ép thủy lực 100 tấn
- Phân loại theo vật liệu ép
+ Máy chuyên ép kim loại
+ Máy chuyên ép vật liệu phi kim
- Phân loại theo cấu tạo
+ Máy ép thủy lực chữ C
+ Máy ép thủy lực chữ H
+ Máy ép thủy lực 4 trụ
+ Máy ép thủy lực 2 trụ
Với những thông tin trên, hy vọng giúp bạn có thêm thông tin hữu ích về máy ép thủy lực.
Nếu bạn cần được hỗ trợ, hãy gọi hotline: 0903 90 20 40 - 0903 33 20 40 để được tư vấn miễn phí.
ĐỔI SẢN PHẨM CŨ
LẤY SẢN PHẨM CHẤT LƯỢNG
CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG
NHIỆT TÌNH VÀ CHU ĐÁO
SẢN PHẨM ĐA DẠNG
VÀ PHONG PHÚ